Phương pháp massage bấm huyệt là một phương pháp trị liệu bắt nguồn từ y học cổ truyền, hỗ trợ điều trị bệnh dựa trên những tác động xoa bóp của bàn tay lên các vị trí huyệt đạo.
Khi bị đau bụng thì nên massage bấm huyệt nào?
Phương pháp này được đánh giá là đơn giản, an toàn và dễ thực hiện những vẫn đem lại hiệu quả điều trị sức khỏe cao. Phương pháp này được áp dụng trong quá trình điều trị nhiều căn bệnh phổ biến như huyết áp cao, rối loạn tiền đình, đau lưng, đau đầu, đau bụng,….
Bên cạnh đó, phương pháp massage bấm huyệt cũng như sử dụng ghế massage còn có tác dụng kích thích máu lưu thông, giải phóng khí tắc, giảm đau nhức cơ thể, xương khớp, kích thích nhu động ruột, tốt cho hệ tiêu hóa, có thể giúp chữa đau bụng kinh ở nữ giới, hay các triệu chứng như táo bón, tiêu chảy,….
Tình trạng đau bụng có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi áp dụng massage bấm huyệt, phương pháp này có thể giúp giảm cảm giác đau nhức do các bệnh tiêu hóa thông thường. Với những trường hợp người bệnh bị đau bụng do các bệnh mãn tính, bệnh thuộc về đường tiêu hóa nghiêm trọng hơn thì phương pháp này chỉ giúp điều trị giảm đau tạm thời chứ không thể chữa trị dứt điểm.
Trước khi thực hiện bấm huyệt, ta sẽ thực hiện làm nóng phần ổ bụng nhằm thúc đẩy máu lưu thông, kích thích hệ tiêu hóa, tăng hiệu quả trị liệu. Ta ma sát hai tay vào nhau cho đến khi cảm thấy hai tay nóng dần lên, tiếp theo, ta đặt tay lên bụng xoa theo chiều kim đồng hồ 50 vòng, sau đó tiếp tục xoa theo chiều ngược lại.
Đến bước bấm huyệt, đầu tiên ta sẽ thực hiện bấm huyệt Trác môn. Huyệt đạo này nằm ở đốt xương sườn thứ 11. Massage huyệt đạo này có tác dụng rất tốt cho hệ tiêu hóa, giảm tình trạng đầy bụng, khó tiêu. Ta ấn giữ lên vị trí huyệt trong vòng 1 phút, đến khi cảm thấy vùng bụng hơi nhức thì dừng lại. Vì vị trí huyệt khó xác định, ta có thể nhờ sự giúp đỡ của người thân.
Tiếp đến, ta thực hiện bấm huyệt Quan nguyên. Huyệt đạo này nằm trên ổ bụng, từ rốn đo thẳng xuống dưới 3 đốt ngón tay là vị trí huyệt. Dùng ngón tay day nhẹ lên vị trí huyệt trong khoảng 1 phút đến khi huyệt cảm thấy căng tức thì dừng lại. Huyệt này giúp cải thiện các triệu chứng như đầy bụng, rối loạn tiêu hóa, đi ngoài ra phân sống,….
Tiếp đến, ta thực hiện bấm huyệt Trung quản. Để xác định vị trí huyệt, từ rốn ta đo thẳng lên trên khoảng 4 đốt ngón tay. Huyệt này giúp trị các bệnh liên quan đến dạ dày như viêm loét dạ dày, đau dạ dày, chướng bụng rất hiệu quả. Ta dùng ngón tay giữa day ấn lên vị trí huyệt trong khoảng 2 phút, đến khi cảm thấy hơi căng tức trên vị trí huyệt thì dừng lại.
Để giảm những cơn đau do đau bụng kinh, ta có thể thực hiện bấm huyệt Tam nhãn. Huyệt này nằm trên ngón tay áp út, điểm chính giữa phía dưỡi đường chỉ tay của đốt ngón tay thứ 2 và 3. Ta dùng ngón tay cái ấn giữ lên vị trí huyệt với lực vừa phải trong khoảng 10 phút. Thực hiện tương tự với vị trí huyệt ở cả 2 tay.