Sổ mũi là tình trạng mà bất kì ai cũng có thể gặp phải. Đó là khi ở mũi xuất hiện dịch chảy ra bên ngoài. Dịch có thể loãng hoặc đặc, khi xì ra có có màu trắng, vàng hoặc xanh, đôi khi có lẫn máu. Sổ mũi thường hay đi kèm với đau mũi, ngạt mũi, ho, hắt xì, thậm chí là khó thở. Bạn có thể bị chảy nước mũi 1 bên hoặc cả 2 bên mũi.
Bạn có tin bấm huyệt giúp trị bệnh nghẹt mũi
Nguyên nhân gây ra sổ mũi thường bắt nguồn từ thời tiết. Khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là chuyển sang mùa đông, không khí lạnh và khô sẽ khiến cơ thể không thích nghi kịp, dẫn đến tình trạng sổ mũi.
Ngoài ra, sổ mũi cũng là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau như viêm xoang cấp tính (nhiễm trùng xoang), viêm xoang mãn tính, dị ứng, viêm mũi dị ứng, viêm mũi, viêm đường hô hấp trên (viêm xoang, viêm họng, viêm amidan), cảm lạnh thông thường, cúm, polyp mũi, hen suyễn… Tuy nhiên, nhiều người cũng bị sổ mũi với một số nguyên nhân như sử dụng thuốc xịt thông mũi nhiều lần. vách ngăn mũi bị lệch, thay đổi nội tiết…
Tùy theo từng nguyên nhân mà bác sĩ sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau, phù hợp với từng người bệnh. Khi thấy mũi bị chảy dịch ra bên ngoài, bạn có thể nhỏ thuốc mũi. Nhưng nếu sổ mũi kéo dài, bạn nên đến các cơ sở y tế để được bác sĩ khám chữa bệnh.
Sổ mũi sẽ giảm nhanh và hết hẳn sau 1-3 ngày nếu điều trị đúng chỉ định. Tuy nhiên, sổ mũi kéo dài có thể làm ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày và sức khỏe của bạn, khiến bạn khó hít thở, mất ngủ, mệt mỏi, khó tập trung. Đồng thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng khác như viêm mũi cấp, viêm xoang, bệnh về cuốn mũi, các bệnh về tai họng (viêm họng, viêm tai giữa, viêm tai ứ mủ…).
Để làm giảm sổ mũi, nhiều người đã chọn thêm phương pháp massage kết hợp với chữa trị bằng thuốc. Massage là phương pháp có từ lâu đời, chủ yếu sử dụng lực của tay để tác động lên các vùng da thịt cần thiết. Đây là phương pháp an toàn, không cần sử dụng thêm bất kì loại thuốc nào mà vẫn đem lại hiệu quả cao. Các mẹ cũng có thể massage cho các bé nhỏ để không còn sổ mũi lâu.
Bạn dùng bàn tay xoa đều tinh dầu lên các vùng như thái dương, gan bàn chân, ngực, gáy, nên xoa theo chuyển động tròn trong khoảng 1-2 phút để cơ thể nhanh ấm, tinh dầu thấm nhanh vào da. Bạn cũng có thể xoa tinh dầu ở lòng bàn tay mình cho ấm lên rồi áp vào mũi vài giây. Tiến hành vuốt dọc sống mũi 10 cái hoặc day dưới cánh mũi vài phút.
Bạn dùng ngón trỏ và ngón cái của bàn tay nắn bóp nhẹ nhàng từng ngón chân rồi day nhẹ. Sau đó, bạn day vào trung tâm ngón chân theo chuyển động tròn. Có thể bấm thêm huyệt nghinh hương ở 2 bên cánh mũi trong 1-3 phút. Huyệt nghinh hương có liên quan tới mũi nên day bấm huyệt này có tác dụng tốt trong việc ngưng sổ mũi.
Trên đây là cách massage để giảm sổ mũi mà bạn có thể tham khảo. Hãy kết hợp với điều trị bằng thuốc, nhỏ nước mũi sinh lý và làm vệ sinh mũi hàng ngày để mũi được thông thoáng hơn, hít thở dễ dàng hơn.