Nguyên nhân và cách phòng ngừa các chấn thương khi chạy bộ

Ngày đăng 05/05/2023 09:40

Chạy bộ là môn thể thao có sức hút rất lớn, với cách thực hiện đơn giản nhưng cho hiệu quả cao, giúp nâng cao sức khỏe cũng như khả năng đề kháng, làm đẹp thể hình. Tuy nhiên, nếu tập không đúng cách thì hình thức tập luyện này cũng có thể gây ra một số chấn thương.

Trong nội dung dưới đây các bạn hãy cùng Daiviet Sport tìm hiểu về Nguyên nhân và cách phòng ngừa các chấn thương khi chạy bộ nhé.

Một số chấn thương thường gặp khi chạy bộ và cách phòng ngừa

Đau xương cẳng chân

dau-xuong-cang-chan-khi-chay-bo

Đây là một chấn thương khá thường gặp khi chạy bộ. Bạn có thể cảm thấy cơn đau dọc theo mặt trước của ống đồng. Tình trạng này có thể biến mất sau vài tuần.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do xương, cơ, và có thể là cả dây chằng đã bị căng giãn quá mức. Đau xương cẳng chân thường gặp khi bạn thay đổi cường độ tập luyện một cách đột ngột; Có bàn chân phẳng hoặc thiếu linh hoạt; Sử dụng giày chạy bộ không đúng loại hoặc đế quá mòn.

Để giảm thiểu đau cẳng chân bạn nên nghỉ ngơi, chườm đá, tạm thời chuyển sang các hình thức nhẹ nhàng hơn như yoga hoặc bơi lội, thực hiện các bài căng cơ, và đừng quên khởi động trước khi tập cũng như sử dụng giày chạy bộ chuyên dụng nhé.

Chấn thương đầu gối

Trong khi chạy, nếu bạn cảm thấy cơn đau tăng dần ở trước hoặc xung quanh đầu gối, sau xương bánh chè thì có thể đã bị chấn thương đầu gối. Các cơn đau có thể âm ỉ hoặc thoáng qua, nhẹ hoặc rất đau; Đau nhiều hơn khi đi bộ, lên xuống cầu thang, ngồi xổm, ngồi co gối lại.

Với chấn thương khi chạy bộ bạn cần nghỉ ngơi để phục hồi, vận động nhẹ và lựa chọn các bài tập giảm áp lực cho xương.

Rạn xương (gãy xương do mỏi)

ran-xuong-khi-chay

Là những vết rạn nứt nhỏ ở trong xương, hình thành bởi các tác động quá sức lặp lại nhiều lần. Nó phổ biến hơn ở những bộ phận phải chịu nhiều sức nặng của cơ thể như cẳng và bàn chân.

Triệu chứng thường gặp là đau nhẹ khi mới bắt đầu và tăng dần theo thời gian. Cảm giác đâu bắt đầu tại một vị trí cụ thể và giảm dần khi được nghỉ ngơi. Ở xung quanh chỗ bị đau thường sưng.

Các vận động viên thể thao khá e ngại loại chấn thương này vì nó cần nhiều thời gian để bình phục. Để hạn chế các bạn cần chú ý nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng, có thể gặp bác sĩ để được kê thuốc bôi ngoài. Đặc biệt, không được phép vận động quá sức khi vết rạn chưa hết hẳn.

Đau gân gót chân

Đau gân gót chân (gân Asin) thường xảy ra khi chúng ta gia tăng cường độ hoặc thời gian chạy. Nó được bắt dầu bằng cảm giác đau nhẹ ở chẳng chân sau hoặc phía trên của gót chân, nặng hơn khi chạy đường dài, lên dốc, nước rút. Cảm giác đau cứng thường xuất hiện vào buổi sáng, giảm dần khi nghỉ ngơi và chỉ vận động mang tính chất nhẹ nhàng.

Để giảm đau gót chân các bạn cần nghỉ ngơi, chườm lạnh, tiến hành co giãn bắp chân.

Căng cơ

cang-co-khi-chay-bo

Có nhiều mức độ khác nhau, từ nhẹ nới nặng. Căng cơ quá mức có thể dẫn tới rách, đứt bó cơ. Các cơ dễ bị tổn thương nhất là gân kheo, bắp chân và cơ háng.

Các bó cơ bị căng có dấu hiệ đau, đỏ hoặc tím ở ngoài da, vận động hạn chế, chuột rút, sưng không có sức lực ở cơ.

Biện pháp được sử dụng để xử lý căng cơ được gọi là RICE (R-est: Nghỉ ngơi; I-ce: Chườm đá; C-ompression: Bó chỗ bị thương; E-levation: Nâng cao chỗ bị thương).

Nguồn: Luyện tập phục hồi chấn thương chân với  máy tập phục hồi chức nănghttps://www.thethaodaiviet.vn/thiet-bi-hoi-phuc-chuc-nang.html