Cấu tạo và chức năng các bộ phận của máy chạy bộ điện

Ngày đăng 30/05/2019 10:19

Với nhiều gia đình, máy chạy bộ điện đã trở thành một thiết bị tiện ích hỗ trợ hết sức hiệu quả cho quá trình tập luyện nâng cao sức khỏe. Nhờ có sự phát triển vượt bậc của công nghệ, các tính năng tiên tiến, hiện đại cùng thiết kể sáng tạo, phù hợp với từng không gian khác nhau đã được cải tiến vào chiếc máy này. 

Cấu tạo và chức năng các bộ phận của máy chạy bộ điện

Việc hiểu rõ cấu tạo cũng như chức năng các bộ phận trên một chiếc máy chạy bộ điện không chỉ thúc đẩy việc tập luyện của bạn đạt được hiệu quả tối đa mà còn có khả năng giúp bạn tránh được những rủi ro cũng như nguy cơ gây hại có thể diễn ra trong suốt quá trình tập.

1. Các bộ phận của máy chạy  bộ điện

- Đầu máy tập: phần đầu của một chiếc máy chạy bộ thông thường sẽ là phần tiện nghi nhất, nơi tập trung  bảng điều khiển của toàn bộ chiếc máy. Nó bao gồm màn hình led trực quan hiển thị các thông số về cường độ tập luyện, thời gian, quãng đường chạy, vận tốc, chỉ số calories và nhịp tim,… 

Bên cạnh đó, đầu máy còn có các nút điều chỉnh bật tắt máy, tăng giảm tốc độ chay, chế độ dốc,…. Đầu máy tập chạy còn được thiết kế tay vịn hai bên thuận tiện cho người chạy trong quá trình sử dụng. Để có thể tối ưu hóa mục đích hỗ trợ cho quá trình luyện tập, đầu máy còn được trang bị ngăn đựng nước và khăn cũng như giá đỡ điện thoại để người chạy có thể sử dụng khi cần.

- Khung sườn máy: nguyên liệu làm khung sườn máy là thép có khả năng chịu các lực va đập cao và chống chịu sức nặng tốt. Bên ngoài thân máy được phủ một lớp sơn tĩnh điện chống xước để tăng tuổi thọ của máy. Khung sườn máy cũng được xem là một bộ phận hết sức quan trọng của một chiếc máy chạy bộ.

- Băng chạy: Bộ phận này có công dụng chống trơn trượt cho người tập trong quá trình chạy, đồng thời băng chạy của máy cũng được thiết kế với độ bền cao.

- Chân máy: được sử dụng để nâng đỡ toàn bộ thân máy khi kết hợp cùng bánh xe để phục vụ cho mục đích di chuyển đến nhiều địa hình khác nhau. Cùng với chân máy là hệ thống lò xo có khả năng nâng đỡ và đem đến cảm giác êm ái cho người dùng xuyên suốt quá trình chạy.

- Động cơ: với các dòng máy gia đình, động cơ DC sẽ thường được sử dụng để phù hợp với mạch điện trong nhà với công suất vừa phải. Mặt khác, các máy tập ở phòng tập gym sẽ sử dụng loại động cơ xoay chiều AC với khả năng hoạt động mạnh hơn để phục vụ cho tần suất sử dụng cao.

2. Các tính năng của máy chạy bộ điện

- Tính năng massage: hệ thống massage toàn thân được trang bị trên máy sẽ giúp cơ thể bạn được thư giãn, thả lỏng và phục hồi sau hoạt động rèn luyện thể chất.

- Tính năng chạy bộ, đi bộ: một chiếc máy tập sẽ là sự kết hợp tiện ích và tối ưu của cả tính năng chạy bộ và đi bộ được thể hiện ở tính năng điều chỉnh tốc độ khác nhau của máy.

- Tính năng gập bụng: bên cạnh việc chạy bộ, chiếc máy chạy còn được thiết kế với tính năng gập bụng tự động góp phần hỗ trợ cho quá trình tập luyện của bạn, đặc biệt thích hợp dành cho người muốn giảm cân lấy lại vóc dáng.

Trên đây là một số chia sẻ về Cấu tạo và chức năng các bộ phận của máy chạy bộ điện. Với việc hiểu biết một cách sơ đẳng nhất về cấu tạo và chức năng của máy chạy bộ điện sẽ giúp bạn nắm vững cách sử dụng máy, cũng như chăm sóc, vệ sinh, bảo quản đúng cách để máy luôn bền đẹp và an toàn. Nếu các bạn còn câu hỏi hay thắc mắc nào liên quan đến Cấu tạo máy chạy bộ điện, chức năng máy chạy bộ điện, máy chạy bộ, máy chạy bộ điện... Hãy liên hệ với Daiviet Sport để được tư vấn cụ thể.
 

 

Sản phẩm khác : máy tập chạy bộ điện gia đình, thiết bị thể thao công viên.