Cách đây hơn 2 thập kỷ, các hãng xe máy lớn bắt đầu tấn công vào thị trường đầy tiềm năng là Việt Nam. Nổi bật nhất thời bấy giờ là Honda với những chiếc Super Cub, Dream “cao” và Dream “lùn”. Thời bấy giờ, giá một chiếc xe Super Dream có giá trị tương đương với một ngôi nhà ở Thủ đô Hà Nội. Đắt đỏ là vậy, nhưng với sự tiện lợi của mình, những chiếc xe máy đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường, đi cùng với đó là sự biến mất của tàu điện nội đô và sự giảm mạnh số lượng xe đạp trên đường phố. Hiện tại, xe gắn máy vẫn là phương tiện phổ biến nhất ở Việt Nam nhờ giá thành không quá cao, đặc biệt những dòng xe cơ bản. Hầu hết, mỗi gia đình đều có ít nhất một chiếc xe máy để phục vụ cho việc đi lại. Tuy nhiên, thời thế bắt đầu thay đổi. Tương lai của những con “ngựa sắt” chạy bằng xăng ở Việt Nam đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi một thế lực mới mang tên xe điện. Cửa hàng kinh doanh xe điện mọc lên như nấm sau mưa. Những con phố như Xã Đàn, Nguyễn Lương Bằng, các hãng xe điện nội và ngoại nhập nhiều không kể xiết. Ngay cả phố Bà Triệu, Phố Huế ngày xưa nổi tiếng với việc bán xe máy nay cũng đã dần chuyển sang xe điện. Trái ngược với sự sôi động của thị trường xe máy, dường như thị trường xe máy đang có những dấu hiệu bão hòa và rơi vào cảnh “chợ chiều”. Nhiều chủ hàng, đại lý đều nhận định, mặc dù các hãng xe đã tung ra nhiều mẫu xe mới, tính năng vượt trội, nhưng doanh số bán ra vẫn ở mức thấp. Khảo sát tại các tuyến phố Bà Triệu, phố Huế, Thái Hà… tại Hà Nội cho thấy hầu hết các cửa hàng xe máy đều vắng khắc, kinh doanh gặp khó khăn. Xe điện đang trên con đường phát triển giống xe máy hơn 20 năm trước Anh Nguyễn Hữu Long, đại diện cửa hàng Xe máy nhập khẩu - phố Huế cho biết, cả tháng qua, cửa hàng chỉ bán được hơn chục chiếc, chậm hơn so với những năm 2012 và đầu năm 2013 rất nhiều. Anh này cũng nhận định thêm, thị trường xe máy trong thời điểm này đã bão hòa và người tiêu dùng đang có xu hướng chuyển sang các phương tiện nhỏ gọn, tiết kiệm nhiên liệu hơn như xe đạp, xe điện. Chị Thu Hương, nhân viên bán hàng tại đại lý xe máy Lê Hằng cho biết, thời điểm này những năm trước, đại lý này có thể bán được từ 40-50 xe/tháng. Thời gian qua nhiều mẫu xe mới liên tục ra mắt nhưng với tình hình thị trường khó khăn như hiện nay sẽ khó tiêu thụ mạnh hơn. Qua tìm hiểu, hầu hết các cửa hàng, đại lý trên phố Huế, Bà Triệu... đều ở trong tình trang tồn kho, xe còn nhiều trong khi khách mua lại quá ít, doanh số bán ra không đủ trả các chi phí. Phân khúc xe máy cũ tại các chợ xe cũng không tránh khỏi tình trạng ế ẩm. Anh Trần Sơn, môi giới xe máy tại chợ xe phố Chùa Hà cho biết, tình trạng kinh doanh năm nay rất ế ẩm, lượng xe bán chậm, cả tuần cố gắng lắm cũng chỉ bán được 2-3 chiếc. Bên cạnh đó, các chi phí như thuê mặt bằng, nhân viên vẫn phải duy trì. "Nhiều chủ hàng tại phố Chùa Hà đều đã sang nhượng cửa hàng hoặc chuyển hướng kinh doanh khác. Nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn, việc đóng cửa, thanh lý cửa hàng là điều khó tránh khỏi", anh Sơn than phiền.
>>Xem thêm các sản phẩm công nghệ, máy tập thể thao,máy chạy bộ điện khác tại đây
Đi xe điện xuất hiện ngày một nhiều trên đường phố
Vì đâu nên nỗi? Thị trường xe máy trở nên ảm đạm xuất phát từ yếu tố kinh tế và thắt chặt chi tiêu của người tiêu dùng. Trong khi nền kinh tế Việt Nam vẫn chưa thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng, cuộc sống của người dân còn nhiều khó khăn, giá xăng lại không ngừng tăng cao. Xăng tăng là một chuyện, các mặt hàng nhu yếu phẩm thiết yếu cũng tăng giá do chi phí vận chuyển tăng. Điều đó khiến người tiêu dùng méo mặt với vấn đề cơm áo gạo tiền. Để cân bằng chi tiêu, mọi người tìm mọi cách “thắt lưng buộc bụng” và việc chuyển sang đi xe điện là phương án được ngày một nhiều người vận dụng. Nếu sử dụng xe điện, người tiêu dùng sẽ tiết kiệm được từ 300.000 – 500.000 tiền xăng. Nhà có 2 xe, con số đó sẽ được nhân đôi lên. Số tiền này sẽ giúp cuộc sống dễ thở hơn một chút, bữa ăn no đủ hơn một chút. Với nhiều người, như vậy đã là quá đủ.